10 câu hỏi bạn cần biết trước khi đến gặp bác sĩ thẩm mỹ, giúp mọi thứ dễ dàng hơn #6 - Tâm sự làm đẹp - Dr.Phúc Đinh





 





Intro

Khi bạn khen một người phụ nữ rằng cô ấy thật đẹp, ở một cách rất riêng của chính mình, và nếu cô ấy tin bạn, bạn đã giúp được cô ấy giữ lại, một can thiệp làm đẹp, một phẫu thuật thẩm mỹ, không cần thiết…



Lời chào

Mến chào các bạn đến với “Tâm sự làm đẹp”; không gian này hôm nay lại đón chào chúng ta, cùng nhau sum họp; sum vầy tại đây; để chia sẻ; để cùng nhau giải bày những lăn tăn; trăn trở; để kể cho nhau nghe những điều có thể chúng ta chưa biết; và bên cạnh đó cũng là thời gian để chúng ta nhắc nhở, dặn dò nhau về những điều đã biết; 

Như thường lệ; chương trình của chúng ta sẽ phát sóng hàng tuần vào lúc 8h30 sáng thứ 2 trên các nền tảng âm thanh; và hơn một ngày sau đó; vào tối thứ 3 lúc 8h tối sẽ dưới dạng video có chữ và có hình trên kênh YouTube Dr.Phúc Đinh. 


Lời chúc


Như chúng ta đi cùng nhau trên hành trình chưa dài nhưng cũng không ngắn, các bạn hah; chúng ta đều biết tiếp đến ở phần này của chương trình sẽ là những lời chúc; là thời điểm để chúng ta trao gởi cho nhau những năng lượng tích cực; những niềm vui; 

Sáng nay vô tình tui có nghe một bài hát; bài này tui nghe cũng rất rất lâu rồi; tựa đề của bài hát là “Còn chút gì để nhớ”; sáng tác của nhà thơ Vũ Hữu Định; phổ nhạc bởi nhạc sĩ Phạm Duy; trong cái bài hát này có một câu hát mà tui cực kỳ tâm đắc luôn các bạn, và bản thân tui thấy lời nhạc này thật sự cũng rất đắt về mặt ý nghĩa; đó là câu hát “may mà có em, đời còn dễ thương” ; hah; chúng ta mới nhận ra một điều rất dung dị nhưng hàm ý rất sâu sắc luôn; chỉ cần dễ thương; đã là một món quà; trước tiên là dành cho chính mình; mình mà dễ thương thì mình cũng dễ chịu; lạc quan; vui vẻ; vô tư hơn; và tiếp theo là món quà dành cho những người xung quanh; với cái năng lượng lan toả. May mà có em, đời còn dễ thương; tức là cái người em dễ thương trong cái đoạn này đã mang lại niềm vui; niềm hạnh phúc cho người kia; chưa cần gì cao xa to lớn về mặt vật chất hay gì cả, chỉ cần dễ thương là quá tuyệt vời rồi; đôi lúc nó còn mang lại ý nghĩa còn to lớn về vật chất; quà tặng; hay những thứ khác nữa; chúng ta luôn yêu mến và luôn bị thu hút bởi những người dễ thương. Và đó là điều, mà tui muốn chúc các bạn trong tập lần này; chúc các bạn thật dễ thương; dễ mến. Và với chủ đề của tập lần này; tui mong, ít nhiều, có thể giúp các bạn dễ dàng hơn; trên hành trình chăm sóc, yêu thương bản thân mình, hah. 



Vô đề

Vậy chủ đề hôm nay chúng ta cũng nhau tâm sự là gì? 10 câu hỏi bạn cần biết- trước khi đến gặp bác sĩ thẩm mỹ. 

10 câu hỏi này tui muốn gởi gắm đến các bạn, như là một hành trang, trang bị cho chính mình; trước khi đến bất cứ cơ sở làm đẹp nào; hay là gặp bác cứ bác sĩ thẩm mỹ nào, các bạn hah. 


Giới thiệu

Tất nhiên mỗi người sẽ có những vấn đề riêng, những nổi trăn trở riêng; và mỗi một can thiệp làm đẹp sẽ có rất rất nhiều các vấn đề cụ thể cần lưu tâm; các bạn cũng có thể đã tìm hiểu, nghiên cứu chỗ này chỗ kia; đọc reviews hoặc tham khảo ở các trang mạng xã hội; nhưng với tui 10 câu hỏi này là 10 câu hỏi cần thiết, hợp lý mà các bạn cần lưu tâm. Và các câu hỏi này là dành cho quá trình tư vấn, nơi mà mấy bạn gặp và tương tác lần đầu tiên với các bác sĩ, có thể tại bệnh viện, hoặc tại phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. 

Nói đến đoạn này, trước khi đi vô nội dung mới, cho tui ôn lại tí xíu về nội dung cũ tí xíu hah, mà nội dung này cũng cực kỳ cực kỳ cần thiết và quan trọng với các bạn luôn. Ở các tập trước của chương trình Podcast “tâm sự làm đẹp”, tui có nói qua về hành trình khách hàng, mỗi một bước đi trên hành trình này, thông qua chương trình này, tui mong có thể cung cấp những nguyên liệu, những thông điệp, mong các bạn có được một chuyến đi, trước tiên là an toàn, sau đó là hài lòng về mặt kết quả. Bắt đầu hành trình đó là mỗi chúng ta có thể có những lăn tăn, trăn trở mong muốn thay đổi một đặc điểm, hình thái gì đó trên cơ thể mình, và chúng ta muốn can thiệp thẩm mỹ, mình có thể tìm hiểu ở khắp nơi, báo đài mạng xã hội, vv và quyết định sẽ đến một địa điểm nào đó để thực hiện mong muốn đó. Tại đây, lúc này, chính là điểm quan trọng nhất, trong cái hành trình làm đẹp nè các bạn, tui có nói ở các tập trước, với kiểu dân gian gọi là câu thần chú “đi đúng nơi, gặp đúng người” , trên cái hành trình làm đẹp đó, 10 cái câu hỏi này dùng cho thời điểm sau khi bạn đã đi đúng nơi, hah, xác định là đã đến đúng nơi, như tui nói ở trên, và ở các tập trước tui cũng có đề cập nhiều lần, đó có thể là bệnh viện thẩm mỹ, khoa thẩm mỹ của bệnh viện đa khoa, hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Đến đúng nơi rồi, giờ mình chuẩn bị những nguyên liệu để gặp đúng người, các bạn nha. 



Quá trình tư vấn

Ở Mỹ, quá trình tư vấn luôn được xem như là quá trình quan trọng nhất; không chỉ trong lĩnh vực phẫu thuật làm đẹp không đâu các bạn, mà còn ở trong mọi lĩnh vực y khoa luôn. Họ luôn mong muốn đạt được các đích đến sau cùng, là bác sĩ và bệnh nhân hiểu nhau. 

Thì trong phẫu thuật thẩm mỹ, trước khi đến tư vấn, phần lớn mọi người sẽ biết là họ muốn gì, muốn thay đổi điều gì, tui nói phần lớn vì thực tế cũng có nhiều khách hàng đến gặp tui rồi nói “bác sĩ coi dùm em, làm gì cho em đẹp hơn”, thì phần này tui có thể sẽ dành riêng một tập khác, để trình bày rõ hơn, các bạn hah, tập này là thông điệp trước tiên dành cho các bạn biết là mình muốn thay đổi điều gì, quyết định mong muốn sẽ can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ, đến đúng nơi, và chuẩn bị cho quá trình tư vấn, với bác sĩ mà bạn đã chọn, hah. 

Trong cái quá trình tư vấn này, là thời điểm để bạn trình bày những vấn đề của bạn, những mong muốn về thay đổi, và cảm nhận, cảm giác của bạn về vấn đề đó. Đây cũng là thời điểm để bạn hiểu rõ hơn về một vấn đề, qua quá trình tư vấn bác sĩ sẽ giải thích cụ thể hơn, có thể về cấu trúc, bản chất, nguyên nhân, và tất nhiên là sẽ đưa ra các giải pháp, lựa chọn để giải quyết hoặc cải thiện vấn đề đó.



Phân tích

Đó là tổng quan mô tả về quá trình tư vấn hah, giờ mình đi sâu vô chi tiết để mấy bạn có thể thấy thoải mái và dễ dàng hơn.

Bước vào quá trình tư vấn, bạn có thể trình bày những lăn tăn, những trăn trở, những khó chịu về vấn đề bạn đang muốn can thiệp; tiếp đến là mong muốn xử lý vấn đề của bạn theo cách nào, tất nhiên đoạn này hoàn toàn dựa trên những gì bạn đã tự tìm hiểu, tham khảo đâu đó hah; ngoài ra cũng có nhiều chị em chỉ đến và nói, “bác sĩ, giờ em đang lăn tăn, khó chịu với vấn đề abc, xyz này quá, bác sĩ coi tư vấn giải quyết giúp em” hah; 

Như tui nói qua ở trên, đích đến sau cùng của bước tư vấn này giúp bác sĩ trước tiên hiểu được thật sự vấn đề của bạn là gì, mong muốn của bạn thế nào, để có thể đưa ra những lựa chọn, giải pháp phù hợp nhất với bạn. Vì đôi lúc cái can thiệp mà bạn đang muốn làm, nó thực sự không giải quyết cái vấn đề mà bạn đang lăn tăn, khó chịu, mấy bạn hah, nên phải gặp bác sĩ là vì vậy. 

Tiếp đến sau khi nghe các vấn đề của bạn, tất nhiên sẽ tuỳ từng trường hợp hah, có bác sĩ sẽ nói qua, tổng quan các giải pháp cho vấn đề đó, cũng có người sẽ tiếp hành thăm khám, khám xong cụ thể xem thế nào, rồi mới nói về các giải pháp. Hah. Quá trình thăm khám, tuỳ theo vấn đề của bạn, có thể trên gương mặt, hoặc ở thân mình; nếu ở thân mình có thể bạn sẽ được yêu cầu thay đồ, có thể là một cái váy, một cái áo choàng gì đó để thuận lợi cho quá trình thăm khám hah; thêm 1 ý nữa ở đây cho mấy bạn an tâm hah; khi thăm khám sẽ luôn có tối thiểu 1 người, sẽ hỗ trợ bác sĩ, có thể đó là y tá, điều dưỡng, hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng, phần lớn sẽ là nữ giới, và là những nhân sự có chuyên môn chuyên ngành y khoa, nên việc thăm khám thường sẽ vì phục vụ cho mục đích y khoa, các bạn hah, mọi người vẫn luôn tôn trọng và bảo vệ cơ thể bạn, có thể chỉ cần bộc lộ phần cơ thể cần thăm khám, mục đích để đánh giá chính xác, đầy đủ nhất; nhằm đưa ra các phương thức can thiệp phù hợp nhất cho chính bạn, hah. Ở đây tui dùng từ thường, vì trên thực tế, xã hội thì sẽ có chỗ chỗ kia, mấy bạn hah, vì vậy nên tui mới gởi hoài cái thông điệp thần chú, đi đúng nơi và gặp đúng người, ít nhiều mong có thể giảm thiểu được cao nhất những vấn đề, những rủi ro này kia, hah. 

Tiếp đến, sau khi thăm khám, cần phải chụp hình, việc chụp hình này trước hết là phục vụ cho quá trình tư vấn, bác sĩ sẽ chỉ và phân tích trên hình chụp, đôi lúc sẽ vẽ vời làm đủ thứ trên cái hình đó, để minh hoạ, để giải thích cho bạn hiểu rõ các thông tin liên quan đến vấn đề và giải pháp. Việc chụp hình này cũng phục vụ cho mục đích phẫu thuật nữa, mấy bạn hah, có thể trước khi mổ sẽ cần chụp lại một lần nữa, thì những tấm hình này một mặt cũng giúp cho bác sĩ có thể thực hiện công việc thuận lợi và chính xác hơn. Các tấm hình này thường sẽ luôn được cắt một phần để đảm bảo cái quyền riêng tư và bảo vệ khách hàng, các bạn hah, chỉ để lại phần cần can thiệp, với những mục đích mà tui vừa mới đề cập ở trên. Hình này còn dùng để làm before, after nữa nha mấy bạn, là gì, để so sánh trước làm với sau làm, bạn thay đổi ra sao; hah, thì phần chụp hình này, tui sẽ dành một tập podcast để tâm sự rõ hơn, đi sâu hơn, cho mấy bạn nắm bắt thêm về những điều liên quan, mấy bạn hah.

Sau khi chụp hình xong, bác sĩ sẽ tư vấn cùng bạn trên các tấm hình đã chụp này, sẽ phân tích các vấn đề, liên quan tới những khó chịu, những lăn tăn của bạn, sau đó đưa ra các lựa chọn, các giải pháp và đề xuất giải quyết vấn đề đó, sao cho phù hợp nhất với cái kỳ vọng và cái mong muốn của bạn, hah. 

Đây cũng là lúc bác sĩ giải thích cho bạn biết luôn thông tin cụ thể hơn về một can thiệp; hah;  trước mổ cần làm gì, trong khi mổ thì thế nào, sau mổ thì lành thương rồi chăm sóc ra sao. Cũng có thể đề cập về cái rủi ro, biến chứng có thể xảy ra là gì, mức độ thế nào; tuy nhiên như tui đã đề cập trong tập đầu tiên của chương trình Podcast “Tâm sự làm đẹp” này; với câu thần chú, khi bạn đã đi đúng nơi, và gặp đúng người thì tỷ lệ rủi ro, biến chứng sẽ rất rất thấp.

Tiếp đến, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ cho xem một số những hình ảnh của các khách hàng khác đã từng can thiệp dịch vụ tương tự giống bạn, tất nhiên các tấm hình này luôn đảm bảo tính bảo mật và tôn trọng bảo vệ khách hàng trước đó; hah; những tấm hình này cũng là cơ sở để mấy bạn tham khảo thêm. 

Một vấn đề rất thực tế tiếp theo là bạn có thể hỏi về giá cả, hah, chi phí thế nào? Đây cũng là thông tin rất quan trọng ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của bạn. 

Thì đến bước này coi như cũng là qua qua được bức tranh ít nhiều cũng giúp bạn đưa ra quyết định rồi. Một số trường hợp thực tế là có thể, ồ đi tư vấn như vậy, rồi hẹn lịch một ngày nào đó quay lại can thiệp; hoặc là sau khi tư vấn thấy an tâm quá rồi; gãi đúng chỗ ngứa rồi; thì có thể làm luôn; và cũng có nhiều trường hợp thực tế có thể về nhà suy nghĩ thêm, rồi hẹn gặp bác sĩ tư vấn thêm ở một buổi khác; vì thực tế với quá nhiều thông tin mà trong một buổi tư vấn có thể sẽ hơi khó hấp thu, mấy bạn hah; điều này hết sức bình thường luôn, tui vẫn luôn ủng hộ quan điểm này; cần có thời gian, không gian để cân nhắc, đưa ra lựa chọn, hoặc thậm chí trong thời gian đó có thêm câu hỏi hay vấn đề gì khác phát sinh nữa, mấy bạn hah, hết sức thực tế. Ngoài ra, đây cũng cho bạn thêm thời gian để bạn cũng có thể đi tư vấn thêm ở các bác sĩ khác, nếu bạn có điều gì đó chưa thấy ổn ổn ở trong lòng, với người bác sĩ đầu tiên, hah.

Thực tế, tui vẫn luôn ủng hộ nhiều nhất ở hình thức truyền miệng, nghĩa là gì, bác sĩ này làm tốt rồi khách hàng họ giới thiệu lẫn nhau; điều này ít nhiều tạo cái niềm tin đầu tiên cho quá trình tư vấn, và rồi khi bạn quen với một bác sĩ nhất định nào đó rồi; thì bác sĩ này cũng có thể sẽ là người bạn tìm đến sau này cho các dịch vụ khác, hoặc là bổ sung, phục hồi lại cho một can thiệp mà trước đó bạn đã hài lòng rồi, chẳng hạn, hah. 

Trong tập 2 của chương trình này, với tên là 10 điều bác sĩ thẩm mỹ chưa nói với bạn, 1 trong 10 điều đó tui có nói đến hình thức truyền miệng này, thật sự cũng rất có ích cho các bạn, nếu bạn nào chưa nghe, sau tập này mấy bạn có thể tua lại tập 2 trước đó để nghe coi sao, hah. 


10 câu hỏi

Từ đầu chương trình đến giờ chúng ta đi qua cùng nhau về quá trình tư vấn, để mấy bạn hiểu qua qua được sẽ thế nào; tất nhiên mỗi một phẫu thuật đặc thu sẽ có thêm thắt riêng biệt từng vấn đề này kia; nhưng nhìn chung sẽ đi qua từng bước như vậy. Giờ mới là chủ đề trọng tâm của bài này nè, hah, để mấy bạn sau khi nghe bài này sẽ có cái, người Mỹ gọi là “take-home massage”; nghe xong thông điệp này bỏ túi mang về; hah; đó chính là 10 câu hỏi cần biết; trong quá trình tư vấn mà tui mới mô tả tổng quan ở trên, 10 câu hỏi này trước tiên là bảo vệ bạn; trên hành trình làm đẹp; mà tui cũng đã nói qua ha, thì mình sẽ cùng nhau đi từng câu hỏi một, nha.

Câu hỏi đầu tiên

Khi tư vấn, câu này có thể nghe nó bình thường tới mức tầm thường luôn, nhưng thực tế, không dư thừa nha, các bạn hỏi bác sĩ tư vấn: ai là người sẽ thực hiện can thiệp này cho các bạn. 

Ban đầu mấy bạn có thể nghĩ là bác sĩ thẩm mỹ làm luôn, tất nhiên là vậy rồi, nhưng có thể cũng sẽ có những người khác tham gia vào quy trình này với một số vai trò nhất định, ví dụ như có thể có một bác sĩ khác, một y tá điều dưỡng, hoặc đôi lúc có thể là bạn kỹ thuật viên nếu đó là một can thiệp chăm sóc da đơn thuần. Thực tế thì có những bạn y tá, điều dưỡng cùng êkíp với bác sĩ đó có khả năng rất thành thạo, có thể tham gia hỗ trợ vào quá trình phẫu thuật ở một vài khâu nào đó; hah, đoạn này mấy bạn hoàn toàn có thể đặt câu hỏi này. 


Câu hỏi số hai,

Lại một câu hỏi hiển nhiên những hoàn toàn không dư thừa nữa? Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ không? Đoạn này tui nói rất nhiều trong mỗi tập trước luôn các bạn hah, nhắc lại xíu, là mỗi bác sĩ tụi tui sẽ có một cái giấy thông hành để công tác, như bạn lái xe phải có bằng lái xe thì cái giấy đó của tụi tui là chứng chỉ hành nghề, hah, trên cái chứng chỉ hành nghề đó có một mục gọi là phạm vi hoạt động; trong lĩnh vực thẩm mỹ và làm đẹp này sẽ ghi là Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ; nha; Thường khi các bạn đến đúng nơi; và gặp đúng người luôn, thì cái chứng chỉ hành nghề này tui tui treo to chình ình ngay giữa cái phòng tư vấn luôn á; để bạn nào biết nhìn vô cái là yên tâm liền, hah. Nếu mấy bạn hong thấy thì hoàn toàn có thể hỏi bác sĩ, nha, điều này hoàn toàn hợp lý vì trước tiên đó là quyền lợi của chính các bạn, bảo vệ bản thân mình thôi; hah.

Câu hỏi số 3 ,  

Bác sĩ làm phẫu thuật này nhiều chưa?  

Các bạn cũng biết; thực tế đây là số liệu thống kê thôi, các bạn hah, mỗi một người khi thực hiện một việc đó với một số lượng nhất định thì họ sẽ thông thạo hơn so với các việc khác; điều này hoàn toàn thực tế và không có gì mất lòng đâu nha mấy bạn, mấy bạn không có gì phải lo hết. Mỗi bác sĩ ít nhiều sẽ có những thế mạnh, dựa trên con số thực tế công việc mà họ đã từng trải qua trong quá trình công tác thôi, thì câu hỏi này ít nhiều cũng giúp bạn tự tin hơn trong quá trình đưa ra quyết định của mình. 

Câu hỏi số 4,  

Nếu trong quá trình tư vấn chưa đề cập, thì đây cũng là một điều rất quan trọng; có điều gì cần thiết, và lưu ý cần chuẩn bị cho quá trình can thiệp, để tối ưu kết quả can thiệp và giảm đi các rủi ro không? Ví dụ thực tế, ở Mỹ, các phụ nữ nếu có hút thuốc, thì họ được khuyên là cố gắng dừng hút thuốc vài tuần trước khi can thiệp một phẫu thuật lớn, có thể là thu nhỏ ngực, cắt mỡ bụng..để giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng tới quá trình liền vết thường, các bạn cũng biết hút thuốc lá ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy và nuôi dưỡng tổ chức cơ thể; hah;

Câu hỏi số 5,  

Can thiệp này sẽ được thực hiện ở đâu? Liên quan tới câu chuyện đến đúng nơi, hah, nếu các bạn đã đến bệnh viện rồi thì ít nhiều đoạn này có thể bỏ qua, còn nếu ở một phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thì các bạn biết có một số phẫu thuật tiểu phẫu có thể thực hiện tại cơ sở phòng khám, nhưng có một số phẫu thuật đại phẫu, hoặc một vài trường hợp có các yếu tố nguy cơ, rủi ro, thì bắt buộc phải thực hiện ở bệnh viện. 

Câu hỏi số 6, 

Gây mê hay gây tê vậy bác sĩ? Một số trường hợp chỉ cần gây tê tại chỗ, một số bắt buộc phải gây mê, phần này tui có nói trong tập 1 của chương trình này về tổng quan hah, mấy bạn sau bài này có thể tua lại tập đó để nghe và nắm bắt thông điệp, hah. Và tui nghĩ, tui sẽ dành riêng một tập để nói rõ và sâu hơn về vấn đề gọi là Phương pháp vô cảm này, cụ thể là gây mê, gây tê và các điều kèm theo. 

Câu hỏi số 7,  

Với một số can thiệp phẫu thuật nhất định, các bạn hỏi bác sĩ về quá trình lành thương? Hah, ví dụ bao lâu có thể làm việc, bao lâu có thể tập thể dục, hoặc quay lại với nếp sống thường quy, có cần hỗ trợ gì đặc biệt sau khi can thiệp không?

Câu số 8, 

Nếu bạn đang dùng thuốc nào đó, cần thông biết cho bác sĩ biết liệu thuốc đó có ảnh hưởng đến quá trình can thiệp không? 

Câu hỏi số 9,

Sau khi can thiệp, bạn cần làm gì để duy trì kết quả, có cần can thiệp bổ sung gì thêm không? 

Câu hỏi số 10,

Rất quan trọng và cũng hết sức thực tế, nếu mà bạn không hài lòng với kết quả sau can thiệp, hoặc có những rủi ro biến chứng gì, bác sĩ sẽ làm gì? Có phát sinh chi phí gì thêm để giải quyết vấn đề đó hoặc nếu cần phẫu thuật lại thì sao? Hah, đây là một câu hỏi mà như tập trước tui cũng có nói thuật ngữ gọi là “Save the best for the last, hah” miếng ngon để lại sau cùng. 



Rồi, tập lần này đến đây là hết, 

Chúng ta đã cùng nhau đi qua bức tranh chung về quá trình tư vấn, đây là thời điểm để trình bày những vấn đề, mong muốn, nguyện vọng của bạn, và sau đó cũng tiếp nhận những thông tin từ bác sĩ trong quá trình thăm khám, cũng như có được các lựa chọn, lời khuyên, giải pháp phù hợp nhất với nguyện vọng và mong muốn của bạn. Và tiếp đến là 10 câu hỏi mà các bạn cần biết, tui mong là những câu hỏi này giúp được các bạn cảm thấy dễ dàng hơn, an tâm hơn, trong việc đưa ra quyết định trên hành trình làm đẹp, chăm sóc và yêu thương bản thân mình. 

Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Àh có điều này các tập trước tui chưa từng nói qua, mong là các bạn tiếp nhận và xem đây là những thông tin bổ ích, dưới hình thức một cuộc trò chuyện, tâm sự mấy bạn hah, và nếu các bạn đồng cảm và đồng điệu ở những thông điệp đó, mong các bạn chia sẻ chương trình podcast này với những người thân thương, thân yêu ở quanh các bạn, vì biết đâu họ cũng đang cần những thông tin như vậy, hoặc đơn thuần chỉ nghe để thư giãn, giải trí, mấy bạn hah. Ok, hẹn gặp lại các bạn trong tập tuần sau.